Giá trị cốt lõi tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững

Có thể nói Giá Trị Cốt Lõi giúp tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt. Vì vậy doanh nghiệp cần tạo giá trị cốt lõi riêng.

Giá trị cốt lõi: Góc nhìn của anh Nguyễn Bá Quốc – Đại sứ Nhà Bán Hàng Lazada

giá trị 1

Khi nói về Giá Trị Cốt Lõi của một doanh nghiệp chúng ta hay nghĩ đến những thứ hào nhoáng, lý thuyết, không thực tế. Vì theo quan điểm chung, việc kinh doanh và bán hàng là để kiếm tiền, hoặc các hàng hoá của mình là hàng OEM – Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc) nên ko quan tâm đến Giá Trị Cốt Lõi, vì doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc làm sao để khách hàng thấy sản phẩm đạt tiêu chuẩn và quyết định mua hàng là được.

Tuy nhiên đứng ở góc nhìn khách hàng khi lên sàn TMĐT tìm mua một sản phẩm, lấy ví dụ là họ đang tìm mua một thỏi son. Khách hàng tìm được 100 cửa hàng thì có đến 99 cửa hàng nói rằng son của tôi là loại tốt nhất.

Giữa quá nhiều lựa chọn gần giống nhau khách hàng chưa biết nên chọn sản phẩm nào, khi đó Giá Trị Cốt Lõi được xem là yếu tố động lực thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Có thể nói Giá Trị Cốt Lõi giúp tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững – điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp. 

Điểm qua một vài thương hiệu nổi bật với giá trị cốt lõi của mình ta thấy được:

Thương hiệu bánh kem Pháp Tous les Jours có Giá Trị Cốt Lõi là “Tươi mới mỗi ngày”. Họ đã chứng minh khẳng định này bằng việc cuối mỗi ngày luôn có một đoạn phim cắt bánh kem chưa bán của ngày hôm đó được đăng tải trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội.

Với chiến thuật này thương hiệu Tous les Jours đã khác biệt hẳn so với các nhãn hiệu bánh kem khác. Họ quan niệm bánh kem vừa mới làm xong là bánh giữ được hương vị tươi mới và ngon nhất. Hơn nữa phân khúc KH của Tous les Jours là phân khúc cao cấp, Giá Trị Cốt Lõi này vừa khớp với những gì khách hàng cần.

giá trị 2

Cửa hàng thương hiệu Tous les Jours

Đối với Quốc, người bán hàng Thương Mại Điện Tử cần xác định rõ Giá Trị Cốt Lõi, khách hàng mục tiêu, danh sách sản phẩm. Dựa vào những thông tin đó cùng với dữ liệu thị trường mới có thể đưa ra chiến lược truyền thông thích hợp với định hướng của mỗi doanh nghiệp.

Nếu các nhà bán hàng và doanh nghiệp vẫn chưa tạo dựng được Giá Trị Cốt Lõi của riêng mình, sau đây là các bước cơ bản để thiết lập Giá Trị Cốt Lõi dựa trên kinh nghiệm của Quốc. 

  1. Liệt kê thế mạnh của bạn: Thế mạnh của bạn và doanh nghiệp của bạn có thể là nguồn hàng giá rẻ, các mối quan hệ để bán hàng, sản phẩm đã đi vào các kênh Modern Trade, General Trade, chế độ hậu mãi, quy trình sản xuất, quy trình vận hành, chăm sóc khách hàng, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm…
  2. Chọn ra những giá trị bền vững nhất, sắp xếp theo thứ tự: Một lưu ý dành cho các nhà bán, Giá Trị Cốt Lõi là thứ gắn liền với thương hiệu và không hoặc ít khi có sự thay đổi.
  3. Phân khúc khách hàng mục tiêu: Khách hàng của bạn có mức thu nhập ở tầm trung, tầm cao, hay khách hàng quan tâm đến giá rẻ? Giá Trị Cốt Lõi cần hướng tới đúng tệp khách hàng. Việc ghép nối chính xác “Lợi thế” và “Nỗi đau” của khách hàng là điểm độc đáo nâng cao tiềm lực cạnh tranh của mỗi thương hiệu. 
  4. Chuyển các yếu tố trên thành một câu văn ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc và đi vào lòng người.
  5. Xây dựng câu chuyện thương hiệu
  6. Đồng bộ truyền thông: Hãy đồng bộ logo, bộ nhận diện thương hiệu, slogan, USP (lợi điểm bán hàng độc nhất) mô tả sản phẩm, các kênh bán hàng và truyền thông.

Mình sẽ lấy ví dụ về Thương hiệu TrueSky thuộc ngành hàng Health & Beauty phục vụ cho khách hàng thuộc phân khúc khách hàng tầm trung. Đây là thương hiệu của anh chị mà mình rất mến.

  • Bước 1 & Bước 2: Xác định Lợi thế và sắp xếp thứ tự

Quy trình sản xuất khép kín -> 100% nguyên liệu thiên nhiên -> Kênh offline có doanh số ổn định -> Chuyên viên kinh nghiệm -> Chế độ bảo hành, hậu mãi -> Nhà máy tại Việt Nam, nguyên liệu Hàn Quốc 

  • Bước 3: Ghép lợi thế khớp với điểm đau (pain point) của khách hàng

Khách hàng mong ước có vẻ đẹp tự nhiên và trắng hồng => TrueSky khẳng định mình là thương hiệu giúp phụ nữ được là chính mình, được xinh đẹp, tự tin và trở nên hạnh phúc.

Khách hàng muốn tìm sản phẩm an toàn, hiệu quả, giá cả hợp lý => TrueSky có hơn 1M khách hàng tin dùng trên cả kênh online và offline gây ấn tượng với quy trình sản xuất khép kín.

  • Bước 4: Slogan “Secret of Beauty”

Truyền thông với thông điệp “Sống Thật & Hạnh Phúc”; “Người bạn đồng hành”; “Niềm tin đúng chỗ”; “Tinh hoa từ thiên nhiên”; “Vươn tầm Thế Giới”

  • Bước 5: Câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu: “Truesky nghĩa là “bầu trời thật sự”, sự thật mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là cách chúng ta sống thật và cảm thấy hạnh phúc với những gì bản thân đang có. Ở mỗi giai đoạn, người phụ nữ sẽ có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi hạnh phúc là gì. Nhưng sâu thẳm trong thâm tâm họ, là ước mơ có được làn da xinh đẹp, trắng hồng chuẩn Châu Á.

Với mong muốn giúp đỡ phụ nữ trở nên xinh đẹp, hoàn thiện và trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân, từ đó, thương hiệu Truesky chính thức ra đời.”

  • Bước 6: Chiến lược truyền thông

Đồng bộ truyền thông trên toàn bộ các kênh và hình thức như: Brochure; Website; Social; E-com; Bộ nhận diện thương hiệu.

Trong quá trình hoạt động Truesky không đi ngược với giá trị cốt lõi đã đặt ra. Không chạy theo giá rẻ, dù sản phẩm phễu vẫn đảm bảo chất lượng.

Một thương hiệu trên TMĐT nếu muốn phát triển lâu dài thì giá trị cốt lõi là điều không thể thiếu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp được các thương hiệu nhỏ đang phát triển nói chung và nhà bán hàng Thương mại điện tử nói riêng.

Đơn hàng 5

Bài viết trước

Ngành hàng bách hóa - thú cưng - chăm sóc nhà cửa: đón đầu nhịp cầu mua sắm đầu năm 2022 nhờ bí kíp này

Bài viết sau
Thương mại điện tử

3 năm chinh phục sàn thương mại điện tử của chàng cựu kỹ sư

Bài viết liên quan