3 năm chinh phục sàn thương mại điện tử của chàng cựu kỹ sư

Từ một “tay mơ” bước vào thương mại điện tử, sau ba năm, anh Nguyễn Trọng Tấn trở thành “thuyền trưởng” dẫn dắt nhiều nhà bán hàng chinh phục nền tảng này.
Thương mại điện tử

Từ một “tay mơ” bước vào thương mại điện tử, sau ba năm, anh Nguyễn Trọng Tấn (1989) trở thành “thuyền trưởng” dẫn dắt nhiều nhà bán hàng chinh phục nền tảng này.

Khép lại năm 2021, điều khiến anh Nguyễn Trọng Tấn (Hà Nội) hài lòng không chỉ là sự tăng trưởng trong kinh doanh mà còn là thành quả khi hỗ trợ các đồng nghiệp chuyển đổi số thành công. 2021 là một năm đầy cảm xúc và khó quên với anh Tấn, khi đã góp phần giúp đỡ gần 400 nhà bán hàng “tìm lối thoát” trên thương mại điện tử (TMĐT).

Cơ duyên đến với kinh doanh

Tốt nghiệp ngành kỹ sư mỏ địa chất, anh Tấn làm việc tại một công ty dầu khí Nhà nước. “Làm việc đúng với chuyên môn ngành học là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng chỉ sau một thời gian, tôi thấy công việc này không còn phù hợp”, anh kể.

Là người có tính cách tự do, thích thực hiện những kế hoạch vượt khỏi vùng an toàn để thử sức bản thân. Năm 2017, anh Nguyễn Trọng Tấn quyết định tự gây dựng sự nghiệp riêng. “Tất nhiên, không phải thích là làm, tôi cũng cân nhắc, tính toán các yếu tố liên quan khi lên kế hoạch kinh doanh riêng”, anh chia sẻ.

Thương mại điện tử 1

Anh Tấn đang kiểm tra hàng trong kho. Ảnh: NVCC

Khi nhận thấy làn sóng di dân từ nội thành ra khu phía Đông Hà Nội ngày một rõ rệt, anh Tấn cho rằng, nhu cầu sắm sửa gia dụng, điện lạnh cho những hộ gia đình mới sẽ chuyển đến ở khu vực này sẽ gia tăng. Do đó, anh quyết định mở cửa hàng kinh doanh thiết bị phòng tắm và nhà bếp.

Thứ nhất, tôi đã dành thời gian nghiên cứu kỹ nhu cầu của người dân sinh sống tại khu vực này. Thứ hai, mặt hàng mà tôi dự định kinh doanh thời điểm đó chủ yếu vẫn phải nhập khẩu và thường do các thương hiệu lớn thao túng. Do đó, tôi tập trung phân phối tại nội thành và một số tỉnh lân cận”, anh Tấn cho biết.

Khi hoạt động kinh doanh của cửa hàng thuận lợi, anh đã nghĩ đến việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên, ông chủ 8X nhận thấy, việc mở thêm cơ sở mới không khả thi vì sẽ phải tuyển người có kinh nghiệm trông coi cửa hàng, biết tư vấn cho khách. Bên cạnh đó, bản thân anh cũng phải thường xuyên đi lại giữa hai bên để theo dõi, hỗ trợ.

“Làm thế nào để mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều khách hàng mà vẫn có thể quản lý tốt cửa hàng?” là câu hỏi khiến anh trăn trở mỗi đêm.

Bước ra khỏi vùng an toàn để thử thách bản thân

Đầu tháng 8/2018, anh Tấn biết đến nền tảng TMĐT Lazada. Nhận thấy đây là cách nhanh nhất để tiếp cận với nhiều khách hàng, mở rộng thị trường, anh Tấn bắt đầu dành thời gian nghiên cứu cách thức hoạt động của nền tảng này.

Mỗi tối anh đều xem qua ứng dụng Lazada. Việc Lazada miễn phí giao hàng từ thời điểm đó càng khiến anh có động lực. Cuối cùng, anh quyết định mở gian hàng trên Lazada. “Tôi luôn nhắc nhở bản thân, người ta làm được thì mình cũng làm được. Tất cả đều cần thời gian để học hỏi và trau dồi”, anh chia sẻ.

Không có kinh nghiệm chỉnh sửa hình ảnh, chưa biết cách đăng sản phẩm, chụp ảnh, trang trí gian hàng cũng như quản trị một gian hàng trực tuyến là những thách thức anh Tấn phải đối mặt khi mới “lên sàn”. Việc chưa có kinh nghiệm, cộng thêm chưa tham gia trường lớp về kinh tế hay marketing nào khiến anh Tấn phải tự học hỏi, tự hoạch định để đưa ra chính sách về giá sản phẩm sao cho phù hợp.

Thời gian đầu, do chưa hiểu cách thức hoạt động của sàn nên việc chốt đơn chưa được tối ưu. Suốt 3 tháng đầu sau khi lên sàn, gian hàng của anh chưa có điểm sáng nổi bật nào về doanh thu, phần vì còn mải miết loay hoay với cửa hàng offline, phần vì tự học có vài trở ngại nên nhiều lần anh nản lòng.

Thương mại điện tử 2

Anh Tấn (đứng) trong một buổi hướng dẫn các nhà bán hàng bí quyết kinh doanh. Ảnh: NVCC

“Đến bây giờ tôi vẫn không thể quên đơn hàng đầu tiên của mình trên Lazada”, anh Tấn nhớ lại. Đó là một chiếc máy lọc nước có chế độ nóng lạnh trị giá khoảng 10 triệu đồng của khách ở tỉnh Điện Biên.

Quá mừng rỡ và bất ngờ, ngay khi nhận được thông báo có đơn hàng, anh Tấn bỏ dở mọi thứ để nhanh chóng kiểm tra ứng dụng Lazada. Vì là lần đầu giao hàng, anh không khỏi lo lắng, tìm cách gửi hàng từ Hà Nội lên Điện Biên. Nhưng mọi thứ rồi cũng vào quỹ đạo, anh được Lazada hướng dẫn cụ thể và đơn hàng đến tay khách trọn vẹn.

Đơn hàng đầu tiên đã tạo động lực để anh Tấn tự tin phát triển và đầu tư cho gian hàng trên TMĐT. Đến nay, sau 3 năm gia nhập thị trường này, anh đã trở thành top 5 nhà bán hàng ngành trang trí nhà cửa, thiết bị phòng ngủ và nhà tắm trên Lazada. Tính đến tháng 9/2021, tăng trưởng của cửa hàng là hơn 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong lễ hội mua sắm 12/12, doanh thu tăng 4323%, số lượng đơn hàng tăng 442%, có những hôm, đội ngũ giao vận hỗ trợ lấy hàng hai lần trong ngày.

Gian hàng của anh hiện có doanh thu ổn định 300-500 triệu đồng mỗi tháng và tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước.

Hành trình hỗ trợ những nhà bán hàng cùng chí hướng

2021 là năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp, nhà bán hàng, nhưng lại là năm bứt phá của TMĐT. Do ảnh hưởng của dịch, hầu hết các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, nhưng nhờ Lazada, nhiều nhà bán hàng cũng như các thương hiệu vẫn có duy trì mức tăng trưởng tốt.

“Lazada đã hỗ trợ tối đa cho các nhà bán hàng thông qua LazMaster mùa 3”, anh Tấn chia sẻ. Anh cũng đang tham gia chương trình này, đồng thời là mentor xuất sắc của dự án LazMaster mùa 3 và cũng là đại sứ thương hiệu Lazada.

Với vai trò đại sứ thương hiệu, anh Tấn đã hỗ trợ kiến thức cho nhiều nhà bán hàng, giúp họ giải quyết vấn đề trực tiếp. Trong khi đó, LazMaster mùa 3 là chương trình đào tạo giúp kết nối và đồng hành cùng nhà bán hàng mới lên sàn kinh doanh. Với 2 hình thức kết nối theo nhóm và đào tạo 1:1, chương trình đã thu hút gần 1.000 thành viên tham gia và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong vòng 4 tháng.

Thương mại điện tử 3

Gian hàng Kosco của anh Tấn trên Lazada. Ảnh chụp màn hình

“Chương trình LazMaster mùa 3 như một liều vaccine tăng cường cho các nhà bán hàng”, anh Tấn chia sẻ. Trước khi tham gia dự án này, anh đã có 2 năm đồng hành cùng Cộng đồng nhà bán hàng Lazada nên thấu hiểu những khó khăn và nhu cầu của hầu hết các nhà bán hàng mới.

Tham gia LazMaster mùa 3, anh đã hỗ trợ hai nhóm nhà bán hàng tại Hà Nội, gồm nhóm nhà bán hàng Long Biên (196 thành viên) và nhóm nhà bán hàng Nam Từ Liêm (190 thành viên). Mỗi tháng, anh sẽ tổ chức 2 buổi livestream hoặc 2 buổi offline chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức xoay quanh việc bán hàng trên Lazada.

“Nhà bán hàng cần xác định mục tiêu, tư tưởng rõ ràng, chiến lược dài hạn trong ba năm. Mỗi người cần nghiêm túc đầu tư học hỏi khi tham gia kinh doanh trên TMĐT đồng thời hãy tối ưu các công cụ hỗ trợ của sàn”, anh Tấn nhắn nhủ với các nhà bán hàng.

Cuối năm cũng là khoảng thời gian bận rộn của các nhà bán hàng vì các gia đình thường có nhu cầu sắm sửa để đón năm mới. Anh Tấn khuyên các nhà bán hàng chuẩn bị nguồn hàng ổn định, đảm bảo nhân sự để không làm gián đoạn vận hàng, đáp ứng sức mua của người dân.

Theo VnExpress.net

Bạn có thể tìm đọc thêm nhiều câu chuyện thành công khác của NBH Lazada tại đây.

Thương mại điện tử 4
Thương mại điển tử 5
Thương mại điện tử 6
Bài viết trước

Giá trị cốt lõi tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững

Bài viết sau

Nhà bán hàng cần biết: 3 cách liên hệ cùng PSC để được “giải cứu” ngay trong những trường hợp khẩn cấp

Bài viết liên quan