Thương mại điện tử hút lượng lớn người kinh doanh

Doanh thu tốt, thừa hưởng nền tảng logistics vững chắc, thương mại điện tử ngày càng thu hút nhiều nhà bán hàng chuyển mình, thử sức với lĩnh vực mới.

Theo báo cáo kinh doanh quý II của Lazada Việt Nam, số lượng nhà bán hàng tham gia sàn tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy sự bùng nổ của thương mại điện tử khiến thị trường này trở thành miếng bánh ngon thu hút ngày càng nhiều người. Không chỉ những người trẻ, đam mê kinh doanh mà cả những người theo đuổi chuyên ngành khác, muốn thử sức với thương mại điện tử (TMĐT) cũng mạo hiểm trải nghiệm. TMĐT trở thành lĩnh vực tiềm năng, nhiều cơ hội cho người thích chinh phục, không ngại thay đổi.

Kỷ lục gần 1.000 đơn hàng một ngày trên TMĐT
Tròn một năm bước chân vào TMĐT, từ một người bán hàng online chỉ xuất được vài chục đơn mỗi ngày, chị Trịnh Thị Mai (Hà Nội) bứt phá thành nhà bán hàng tiềm năng với 3.000-4.000 đơn một tháng. Đỉnh điểm là lễ hội mua sắm 11.11 trên sàn TMĐT Lazada năm ngoái, gian hàng của chị Mai đạt gần 1.000 đơn trong một ngày. Sự mạo hiểm, kiên trì và thích ứng nhanh với xu thế giúp chị Mai khởi nghiệp thành công ở tuổi 33, với doanh thu gần 400 triệu đồng mỗi tháng cùng sản phẩm tinh dầu.

Trước khi khởi nghiệp với TMĐT, chị Mai làm quản lý chi nhánh của một doanh nghiệp logistics. Trong thời gian làm việc, chị có tìm hiểu về bán hàng online để phục vụ mở dịch vụ vận chuyển mới cho doanh nghiệp. “Không ngờ, càng tìm hiểu, tôi càng bị cuốn hút vào lĩnh vực này. Khi nhận ra TMĐT sẽ là xu thế tương lai, tôi quyết định nghỉ việc ở doanh nghiệp để thử sức với sân chơi mới”, chị Mai kể về ngã rẽ sự nghiệp.

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm quản lý ngành logistics, chị Mai tự tin sẽ có những giải pháp để tối ưu hóa chi phí quản lý cho đơn vị vận chuyển, logistics, chi phí kho bãi… Chị cũng phản ứng nhanh hơn trong việc xử lý đơn hàng bị chậm trễ, giao muộn.

Sản phẩm tinh dầu tinh chất tự nhiên shop Tamas của chị Trịnh Thị Mai.

Lựa chọn Lazada sau khi trải nghiệm một vài sàn thương mại điện tử khác cũng như kênh bán hàng Facebook, bà mẹ một con khẳng định “đó là quyết định đúng đắn nhất trong sự nghiệp từ trước đến nay”. Nền tảng thương mại điện tử này không chỉ chuyên nghiệp, bài bản mà còn tỉ mỉ từ việc hỗ trợ kiến thức kinh doanh cho nhà bán hàng đến hệ thống logistics. Nhờ đó, chị Mai không chỉ cải thiện lượng đơn hàng và doanh số, mà còn có kiến thức bán hàng trên sàn TMĐT, hỗ trợ cho nhiều nhà bán hàng mới.

Cũng như nhiều người chập chững bước vào nghề, chị Mai gặp không ít thách thức. Trở ngại đầu tiên phải kể đến là kiến thức TMĐT gần như không có, chưa để, ngành này đòi hỏi sự nhanh nhạy. “Công việc trước đây của tôi cũng phải xử lý tình huống liên tục và nhanh chóng nhưng chưa là gì so với khi hoạt động trên TMĐT. Bởi vậy, lúc đầu tôi khá bỡ ngỡ, thậm chí có lúc stress nặng”, chị kể. Tuy nhiên, vì đã quen với những áp lực của công việc trước đây cộng thêm tính kiên trì học hỏi, cầu tiến, chị Mai dần góp nhặt được vốn liếng kha khá về kinh doanh TMĐT.

Khó khăn ngay sau đó mà chị Mai phải trải qua là tiếp cận và thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm. Thị trường có nhiều sản phẩm tinh dầu nhưng không phải loại nào cũng chất lượng, đảm bảo về thành phần và không phải người dùng nào cũng có thể phân biệt được đâu là tinh dầu nguyên chất. Suốt gần một năm, mỗi khi tư vấn cho khách hàng, chị luôn hướng dẫn cách phân biệt tinh dầu nguyên chất và tinh dầu đã pha trộn để tạo niềm tin cho người dùng.Gian hàng tinh dầu tinh chất tự nhiên shop Tamas của chị Trịnh Thị Mai.

Nhờ sự kiên trì, gian hàng của chị có tới 60% lượng khách trung thành, thường xuyên mua. Đối tượng chị hướng đến là khách hàng tầm trung, giá trị mỗi đơn hàng vào khoảng 200.000- 300.000 đồng. Chị Mai cũng nhận ra, việc tập trung tối ưu sản phẩm, gia tăng giá trị đơn hàng và tặng quà cho khách giúp tăng trải nghiệm sử dụng sản phẩm, từ đó, thuận lợi hơn cho việc kinh doanh.

Cũng như nhiều ngành nghề, làn sóng dịch lần thứ 4 ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh của chị Mai khi lượng khách hàng tập trung chủ yếu ở miền Nam- nơi chịu thiệt hại nặng nề vì Covid-19. Bên cạnh doanh số bán hàng, khâu vận hành cũng gặp nhiều khó khăn. Có lần, nhà cung cấp giao nguyên vật liệu, bao bì cho chị phải đi suốt 5 chốt mới có thể giao, rồi chị phải mất một buổi chiều để xin phép cho xe chở hàng đi lấy cách nhà có 3km, trong khi bình thường, công việc này chỉ mất khoảng 30 phút.

Chia sẻ về quyết định nghỉ công việc ổn định tại một doanh nghiệp logistics để khởi nghiệp thương mại điện tử, chị Mai cho biết, đây là quyết định khiến bản thân hài lòng nhất từ trước đến nay. “Tôi từng nghĩ để bán hàng được phải có cái duyên. Tôi cũng chưa từng tưởng tượng việc mình kinh doanh độc lập cho đến khi biết tới TMĐT. Có thể nói TMĐT đã giúp tôi khám phá ra một năng lực khác của bản thân”, chị bày tỏ.

Doanh thu gấp trăm lần sau 3 tháng mở gian hàng TMĐT
Sinh năm 1996, là sinh viên ngành viễn thông nhưng sau khi ra trường, Nguyễn Công Cường lại chọn hướng kinh doanh TMĐT. Cường mới mở gian hàng và bắt đầu kinh doanh trên Lazada từ tháng 7/2021 với số vốn khoảng 50 triệu đồng. Sau 3 tháng, gian hàng đạt hơn 10.000 lượt theo dõi, vươn lên gian hàng cấp 7 và thu về cả trăm triệu đồng mỗi tháng.

Doanh thu tháng 9 vừa qua của Cường tăng 300 lần so với tháng trước, lượng đơn hàng tăng gần 400%. Gian hàng có khoảng 4.000 đến 4.500 đơn trong tháng. Đây là những con số mà bất cứ nhà bán hàng TMĐT nào cũng ao ước, kể cả những nhà bán hàng lâu năm.

Đặc biệt, đây lại là thành quả của một người mới gia nhập thị trường được ba tháng. Tất nhiên, không phải ai cũng có bước khởi đầu thuận lợi và thành công sớm như chàng trai sinh năm 1996 này.

Nguyễn Công Cường với công việc quản trị cửa hàng online.

Xuất thân là sinh viên điện tử viễn thông, không có nhiều kiến thức marketing hay được đào tạo qua kinh doanh, mọi thứ đều do Cường chủ động học hỏi từ mọi người và tìm kiếm trên mạng. Dù là người duy nhất trong gia đình theo nghiệp kinh doanh nhưng ngay khi ngỏ ý tưởng, Cường đã nhận được sự ủng hộ của bố mẹ. Khi đang là sinh viên, anh chàng đã tích cực đi làm thêm để học hỏi kinh nghiệm.

Để mở gian hàng trên Lazada, Nguyễn Công Cường đã có kế hoạch và chiến lược kinh doanh chi tiết. Theo đó, 9x thường xuyên học hỏi kinh nghiệm trên cộng đồng bán hàng Lazada, tham gia khóa đào tạo trên học viện Lazada để áp dụng cho gian hàng. Anh chàng tiết lộ, thành công đạt được một phần nhờ vào chiến thuật chọn sản phẩm kinh doanh đúng đắn: đồ ăn vặt.

“Khi các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM giãn cách xã hội, người dân không thể ra tự do ra ngoài mua sắm nên nhu cầu tích trữ đồ ăn khô, đóng gói cũng lớn hơn. Đây là cú hích để các sản phẩm đồ ăn vặt chuyển dịch lên sàn. Ngay lúc đó, em nhận ra đây là ngành hàng tiềm năng tại thời điểm này”, Cường chia sẻ.

Cũng theo Cường, mặt hàng kinh doanh mà bạn chọn là sản phẩm ngách, tính cạnh tranh không quá lớn. Thay vì đánh vào giá cả, anh chàng chọn đầu tư vào chính sách chăm sóc khách hàng như tặng quà trải nghiệm miễn phí.

Điều kiện thứ hai giúp Cường thành công sớm là nhờ chọn sàn thương mại điện tử. Tháng đầu mở bán, gian hàng của Cường đã có khoảng 400-500 đơn một tháng. Cường cho biết, đã tập trung vào việc đăng sản phẩm, sử dụng linh hoạt công cụ trên sàn thương mại điện tử, tham gia các chương trình khuyến mãi, đăng ký deal. “Ban đầu, em tài trợ quà tặng miễn phí cho khách hàng mới để thu hút sự chú ý. Sau đó, em thường xuyên tham gia flash sale, tài trợ từ khóa để khách hàng dễ tìm kiếm thấy shop mình”, Cường chia sẻ.

Ngoài ra, chàng trai cũng rất chú trọng đến nguồn cung hàng hóa. Do kinh doanh mặt hàng ăn uống nên tiêu chí chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, an toàn thực phẩm luôn là ưu tiên. Với việc bán những sản phẩm chất lượng cùng kế hoạch chăm sóc khách hàng chu đáo, tỷ lệ người mua quay lại khá cao, tầm 30-40% khách hàng quay lại lần 2, 3.

Xây dựng gian hàng đúng lúc làn sóng Covid-19 bùng phát mạnh trong nước, Cường cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về doanh thu. Nhưng mối quan tâm lớn nhất của ông chủ trẻ tuổi là ở khâu giao nhận hàng. Nhà cung cấp ở xa, có khi hàng tuần mới có hàng về. Để tránh ảnh hưởng đến người mua, Cường chủ động nhắn tin cho khách hàng trước để khách không bị động. Dù vậy, 9x vẫn đánh giá khâu giao nhận của Lazada khá tốt, trong khi nhiều đơn vị bị “đóng băng” hoạt động, Lazada vẫn đảm bảo vận chuyển nhờ hạ tầng logisctics hoàn thiện.

Từ một người hoàn toàn không có khái niệm, kiến thức cơ bản về kinh doanh nói chung cũng như TMĐT nói riêng, Cường vẫn thành công với lựa chọn của bản thân. Anh chàng càng không hối hận khi không theo đuổi chuyên ngành mình học mà lại chuyển hướng theo TMĐT.

“Em nghĩ không có gì phải hối tiếc khi làm việc ở một lĩnh vực khác với ngành mình đã học. Trái lại, đây là cơ hội để em khẳng định bản thân”, Cường nói. Không chỉ có nền tảng tài chính vững chắc nhờ kinh doanh trên TMĐT, chàng trai sinh năm 1996 thừa nhận, được trải nghiệm nhiều điều thú vị về kinh doanh mà không một trường lớp nào đào tạo.

TMĐT- mảnh đất tiềm năng của những người mê kinh doanh
TMĐT đang chắp cánh cho hàng triệu nhà bán hàng thử sức và thành công với lĩnh vực này. Đơn cử như chị Mai và anh Cường, dù đều là những người bán hàng mới, chưa có kinh nghiệm nhưng cả hai đều gặt hái thành công khá sớm với TMĐT.

Với chị Mai, nhanh nhạy nắm bắt xu thể và thích ứng nhưng phải kiên trì tìm hiểu, học hỏi là bí quyết để thành công. Đồng quan điểm, anh Cường cũng khẳng định để “sống sót” ở môi trường này, nhà bán hàng cần nghiêm túc, thường xuyên học hỏi, thu thập kiến thức và cập nhật thông tin mới. Bên cạnh đó, việc tích cực tham gia các chương trình khuyến mãi của sàn cũng như tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ là cách đạt được mục tiêu sớm về doanh số.

Buổi chia sẻ kinh nghiệm cho các nhà bán hàng Lazada thông qua ứng dụng họp online của Công Cường. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, để kinh doanh một gian hàng TMĐT thành công, nhà bán hàng phải vận dụng rất nhiều yếu tố. Trước hết, chiến lược sản phẩm phải tốt, và đáp ứng nhu cầu luôn luôn thay đổi của người dùng. Sự nhanh nhạy nắm bắt xu hướng và cập nhật chiến lược sản phẩm cũng rất quan trọng. Thứ hai, yếu tố sống còn của một gian hàng TMĐT chính là lượng truy cập. Nhà bán hàng có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại để hiệu chỉnh gian hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi đều đặn, sử dụng các công cụ được người mua săn đón. Ngoài những chương trình nội sàn, nhà bán hàng cũng cần chú ý đến việc thu hút truy cập ngoại sàn, kết hợp với các kênh truyền thông mạng xã hội.

Từ nay đến cuối năm, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vẫn rất lớn. Đây là cơ hội để các nhà bán hàng mở rộng tệp khách hàng đồng thời bứt phá doanh thu với các chương trình lễ hội mua sắm như 10.10, 11.11, 12.12, Giáng sinh, Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán…

Độc giả có thể tìm đọc thêm chuỗi câu chuyện thành công trên Lazada360.vn tại đây.[/vc_column_text]

[/vc_column][/vc_row]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết trước

Bản tin chính sách tháng 9/2021: Cập nhật chính sách đổi trả trực tiếp & Account Health

Bài viết sau

Bản tin siêu sale 11.11: tổng hợp thông tin quan trọng về sự kiện "1 ngày sale to"

Bài viết liên quan