“Soái ca” tham gia sàn TMĐT sau khi bỏ việc IT nghìn đô

Sàn TMĐT là lựa chọn tốt cho những người mới tập tành kinh doanh và ít vốn. Bài viết là chia sẻ của chàng trai bỏ việc lương nghìn đô để kiếm tiền trên TMĐT.
TMĐT

Tham gia TMĐT để làm lại từ đầu: chia sẻ từ chàng trai Phạm Văn Lượng

Bén duyên từ một bài đăng vu vơ trên NEU Confession

Phạm Văn Lượng, chàng trai Ninh Bình sinh năm 1996. Tốt nghiệp chuyên ngành CNTT của trường Đại học quốc gia Hà Nội, Lượng có kĩ năng tốt với công việc lập trình viên cùng mức lương đáng mơ ước. Tuy nhiên, Lượng vẫn muốn tự chủ tài chính để thực hiện hoài bão và hỗ trợ bố mẹ. Suy nghĩ ấy kẹt mãi cho đến một tối đọc bài viết trên NEU Confession.

Chủ post chia sẻ về công cuộc từ trai CNTT đến chủ doanh nghiệp ngàn đô nhờ kinh doanh linh kiện điện tử online… “Đây chính là điều em đang đau đáu tìm kiếm! Nên chẳng nghĩ thêm, tối đó em đã lên kế hoạch với bạn cùng phòng về ý tưởng kinh doanh này, và bắt tay đi tìm nguồn hàng vào ngay hôm sau” – Lượng chia sẻ về cảm xúc khi ấy.

Tuy nhiên, tự thấy bản thân không hợp kiểu đăng bài kêu gọi, tag bạn trên Facebook, chàng trai quyết định bắt đầu với nền tảng TMĐT Lazada. “Sàn TMĐT là lựa chọn tốt cho những người mới tập tành kinh doanh và ít vốn. Bên cạnh đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, sàn TMĐT như Lazada còn có đội ngũ giao nhận lấy hàng tận nhà, hệ thống quản lý gian hàng, phân tích hiệu quả cùng loạt công cụ để tăng lượng truy cập” – Lượng cho biết. Vào năm 2019, gian hàng kinh doanh linh kiện điện tử chính thức có mặt trên Lazada.

TMĐT 1
TMĐT 2

Từ nghề tay trái thành… nghề hai tay, thu nhập hàng tháng trăm triệu

Sống theo cái tôi, thiếu tính ổn định, bất chấp theo đuổi đam mê… là những định kiến mà xã hội đang gán cho thế hệ trẻ ngày nay. Nhưng những người trẻ đang dần chứng minh, họ thích ứng với một xã hội biến chuyển không ngừng quá tốt và quá nhanh – nhanh tới mức những thế hệ trước tưởng rằng họ “lạc lối”.

Ngay trong mùa dịch, chúng ta vẫn thấy rất nhiều bạn trẻ sống tốt, thậm chí làm giàu nhờ kinh doanh online, áp dụng công nghệ, trở thành chủ gian hàng trên TMĐT với thu nhập lên đến hàng tỷ đồng bằng chiến lược “chậm và chắc”… Lượng cũng thế, trong 1,5 năm đầu, cậu vẫn coi kinh doanh là nghề tay trái, bên cạnh việc lập trình viên. Đây cũng là thời gian để cậu học thêm về TMĐT, kinh doanh và định lượng hiệu quả gian hàng.

Với sự tăng trưởng gấp đến hàng chục lần trong những lễ hội mua sắm cùng lượng đơn ổn định trong ngày thường, Lượng đã thật sự tin tưởng vào con đường mình chọn: “Sau 1,5 năm, thu nhập gian hàng vượt mức kì vọng, em cũng tự tin hơn về kiến thức TMĐT. Em quyết định chuyển hẳn sang kinh doanh online. Đương nhiên là tồn tại rủi ro, nhưng mình còn trẻ thì cứ thử thôi. Nếu thất bại vẫn có thể quay lại công việc lập trình cũng chưa muộn”.

Khi nhắc tới những công việc của thời đại 4.0 như streamer, beauty blogger, YouTuber, kinh doanh TMĐT… rất nhiều người ở thế hệ trước không thể hình dung được. Để chứng minh con đường mình đi là đúng, thay vì cố gắng thuyết phục gia đình bằng lời nói, nhiều người trẻ chọn cách thể hiện bằng hành động. Lượng cũng đã dùng chính thành công của mình để chứng minh: “Thời gian đó việc kinh doanh online của mình đã đạt được thành công nhất định, mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần việc lập trình nên cũng khiến bố mẹ tin tưởng và ủng hộ mình”.

TMĐT 3

Thành công nhờ chiến lược chọn sản phẩm tốt ít cạnh tranh trên thị trường

Nếu như trước kia, người tiêu dùng trên các trang TMĐT thường có xu hướng chọn hàng rẻ, chất lượng không cao. Thì nay tâm lý của người mua đã khác, họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền mua sắm trên TMĐT, lựa chọn các sản phẩm tốt từ nhà phân phối uy tín.

Lượng chọn thị trường ngách với các sản phẩm độc lạ để tránh cạnh tranh trực tiếp với các “ông lớn” ngành linh kiện điện tử. Ghé qua trang bán hàng XSmart Store của Lượng trên Lazada, có thể thấy các sản phẩm có thiết kế khác biệt với các mẫu mã phổ biến.

TMĐT 4

Để thành công giữa hàng nghìn gian hàng linh kiện điện tử, bí quyết của Lượng là “chậm nhưng chắc”: “Mình luôn tìm hiểu sản phẩm thật kỹ, từ nhà sản xuất, các xu hướng TikTok, mạng xã hội… review rồi mới quyết định nhập hàng. Ban đầu nhập ít để kiểm định chất lượng và phản ứng của thị trường, nếu sản phẩm nhận nhiều phản hồi tích cực mình mới đẩy mạnh. Đi như vậy chậm nhưng chắc, hạn chế tối đa rủi ro gặp phải”.

Lượng tập trung đến tệp khách hàng trẻ từ 14 tới 30 tuổi, thích các sản phẩm linh kiện máy tính có thiết kế độc đáo, giá thành tốt. Thời gian tới, Lượng cũng đang hướng đến tệp khách hàng ở phân khúc cao hơn, bởi nhận thấy hiện nay mọi người lên các trang TMĐT không chỉ để mua hàng giá rẻ nữa.

Thậm chí, trong những ngày hội mua sắm trên Lazada gần đây, một trong những sản phẩm bán chạy nhất là những chiếc iPhone có giá hàng chục triệu đồng! Đón đầu lễ hội mua sắm “Hè sang, săn hàng sale” từ 6/6 – 10/6 lớn nhất hè này trên Lazada, Lượng cũng đang rục rịch cho lên sàn nhiều mẫu mã cực “cháy”.

TMĐT 5

Trong mùa dịch, khi nhiều công việc bị đình trệ thì kinh doanh TMĐT lại có những phát triển thần tốc. “Doanh số của lễ hội mua sắm 12/12 trên Lazada gấp 10 lần lễ hội 9/9, hơn cả tỷ đồng chỉ trong vài ngày. Nhờ kinh doanh trên TMĐT, mình còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, gặp gỡ nhiều bạn trẻ trên sàn, cùng nhau chia sẻ để phát triển” – Lượng chia sẻ thêm về những gì kinh doanh TMĐT đã mang lại cho mình.

Song song với việc là ông chủ của một gian hàng thu về trăm triệu mỗi tháng trên nền tảng TMĐT, Lượng còn đang giữ vị trí District Leader của Lazada, hỗ trợ chia sẻ và thúc đẩy giúp cộng đồng người trẻ mới kinh doanh trên Lazada tại khu vực Bắc Từ Liêm. Đây cũng là động lực lớn để Lượng gắn bó với công việc này lâu dài.

Nhìn thành công của Lượng – chàng trai 96 hay các bạn trẻ tự thân làm giàu trên TMĐT, chúng mình lại hỏi tôi là ai, tôi ở đâu, tôi đang làm gì; hay tôi nên lên sàn TMĐT như Lazada mà bán buôn nhỉ!

*Bài viết được lấy từ nguồn Kênh 14

TMĐT 6
Bài viết trước

Mẹ bỉm sữa bội thu đơn hàng tại Lazada chỉ với 5 triệu đồng

Bài viết sau

Tăng đến 66% lượng click với cấu trúc trang trí Trang Chiến Dịch được đề xuất cho Siêu Sale Hè 6.6

Bài viết liên quan