Làm sao để nhà bán hàng có thể cạnh tranh giá trên sàn TMĐT

Anh Đức Trình – Giảng Viên Học Viện Lazada 2021 chia sẻ bí quyết giúp nhà bán hàng có thể cạnh tranh giá khi mới tham gia sàn TMĐT.

Góc nhìn của anh Đức Trình – Giảng Viên Học Viện Lazada

Thông thường, đối thủ cạnh tranh (nhà bán hàng) có thể bán giá ngang bằng thậm chí thấp hơn giá hàng bạn nhập bởi các lí do chính sau đây:

Nhà bán hàng
  • Chất lượng sản phẩm khác nhau. Bạn nhập sản phẩm có chất lượng cao hơn đối thủ nên giá bán ra sẽ cao hơn
  • Nguồn nhập hàng khác nhau. Bạn không nhập hàng trực tiếp từ xưởng sản xuất mà thông qua các đối tác trung gian nên chi phí chênh lệch sẽ cao hơn
  • Đối thủ hạ giá bán thấp hơn giá nhập để đẩy doanh số.

Trong cả 3 lý do này, có một yếu tố chung vô cùng quan trọng mà NBH cần lưu ý, đó là Sự biến động giá (giá vốn sản xuất) theo thời gian. Thời điểm nhập hàng là một mốc thời gian rất quan trọng, bạn có thể nhập hàng với giá rất thấp nhưng đối thủ đã mua hàng đó với mức giá thấp hơn trong quá khứ!

Chúng ta có thể lấy ví dụ thực tế đang diễn ra làm ví dụ: diễn biến chiến tranh Nga và Ukraine tưởng chừng xa xôi nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của chính nước ta: thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, giá cả hàng hoá xăng dầu tăng mạnh.

Nhà bán hàng 1

Dưới góc nhìn của nhà bán hàng, chúng ta sẽ bị tác động như thế nào và cần chuẩn bị gì ? 

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và tác động lớn đến Nhà Bán Hàng

  • Giá dầu: Theo diễn biến, giá dầu Brent đến thời điểm này đã lên tới 100 USD/ thùng. Các chuyên gia kinh tế nhận định giá dầu năm nay có thể cán mốc 120-150 USD/thùng, dự kiến sẽ còn tăng mạnh nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu.
    Giá dầu không chỉ tác động trực tiếp đến chi phí vận tải mà còn tác động đến giá cả nhiều loại hàng hoá cơ bản, điển hình là nhựa, thậm chí những sản phẩm chứa những chất được tạo ra từ dầu như son môi cũng chịu ảnh hưởng. Dự báo tất cả sản phẩm làm từ nhựa hoặc các sản phẩm bao bì, đóng gói làm từ nhựa… đều sẽ tăng giá trong thời gian tới. Một xưởng làm bông xuất khẩu (bông, vải sợi làm từ nhựa) của bạn mình đã tích trữ lượng lớn nhựa từ cuối năm ngoái và nhân dịp này được lời thêm khá nhiều vì trượt giá do giá dầu tăng mạnh.
  • Cước vận tải tăng: Chỉ số đo lường cước vận tải biển Baltic Dry Index (BDI) từ cuối tháng 1/2022 là 1384, hiện tại đã tăng lên mức 2148 (55%). Con số này tăng sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến chi phí của các nhà bán hàng nhập số lượng lớn (theo công), hàng chính ngạch đường biển… 

Nhà Bán Hàng cần chuẩn bị gì? 

– Dự trữ thêm hàng hoá bán chạy: Với những nhà bán hàng không sản xuất thì nên nhập thêm hàng tồn (chuẩn bị cho Mega campaign sinh nhật sắp đến), đặc biệt là những hàng hoá bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị (có thành phần chính liên quan đến dầu, nhựa…)

– Chuẩn bị chiến lược giá phù hợp: Khi không thể nhập thêm quá nhiều hàng, giá cả hàng hoá của bạn nhập bị tăng cao thì hãy thay đổi giá, bán giá cao hơn để có được mức lợi nhuận tốt hơn và tránh tình trạng không bán được thêm do Hết hàng (đặc biệt trong kì Mega sinh nhật Lazada 10 tuổi sắp tới) 

Tóm lại, NBH nên kiểm soát dòng tiền và phân bổ vốn để nhập hàng vào thời điểm giá hợp lý để  tăng lợi thế cạnh tranh về giá, từ đó lợi nhuận thu được sẽ tốt hơn rất nhiều so với những nhà bán hàng khác! 

Bạn có thể tìm đọc các bài viết hữu ích khác được chia sẻ bởi các Nhà Bán Hàng Chuyên Gia tại đây. 

Bài viết trước

Bán hàng như một chuyên gia? Nên bán ít hay nhiều sản phẩm?

Bài viết sau

Khi Dân-Chơi-Xe lên tiếng, nhóm sản phẩm nào sẽ lên ngôi, chiếm lĩnh thị trường ngành Ô Tô & Xe Máy?

Bài viết liên quan