Khai thác tối đa công cụ trên Lazada theo vòng đời sản phẩm

Mỗi sản phẩm đều có những giai đoạn vòng đời khác nhau, và mỗi giai đoạn cần được sử dụng các công cụ khác nhau để đạt hiệu quả phù hợp.
công cụ 1

Khai thác tối đa công cụ: Góc nhìn của anh Nguyễn Xuân Thành – Chủ Tịch CLB NBH Lazada Hà Nội

Theo mô hình BCG (Boston Consulting Group), mỗi sản phẩm đều có những giai đoạn vòng đời khác nhau, và mỗi giai đoạn cần được sử dụng các công cụ khác nhau để đạt hiệu quả phù hợp. Để giải thích cụ thể hơn về mô hình này, anh Nguyễn Xuân Thành – Chủ tịch CLB NBH Lazada Hà Nội – sẽ không hướng dẫn các bạn thao tác trên ứng dụng Lazada mà sẽ tập trung vào hướng dẫn cách vận dụng các nhóm công cụ xuyên suốt dòng đời của sản phẩm.

công cụ 1

Khi một sản phẩm vừa mới tung ra thị trường, sản phẩm sẽ trải qua 4 giai đoạn BCG: Tìm kiếm – xây dựng – phát triển – suy yếu

Đi kèm với các giai đoạn này, Lazada có 5 công cụ quyền lực để hỗ trợ Nhà Bán Hàng, bao gồm: Khuyến Mãi – Loriket – Chatnow – Đẩy sản phẩm – Trang trí gian hàng

1: Giai đoạn Tìm Kiếm: Các NBH có thể tìm đọc nội dung chia sẻ chi tiết tại đây.

2: Giai Đoạn Xây Dựng

Một sản phẩm mới đăng luôn cần được chăm chút cẩn thận. Để đạt được tối đa điểm, bạn cần đáp ứng đầy đủ các thông tin của Lazada. Tuy nhiên, để đánh bật đối thủ, Nhà Bán Hàng nên nhắm tới một đích đến cao hơn, để làm được điều này, bạn cần:

1: Đặt tên sản phẩm: khéo léo, vừa có đủ ý chính nhưng cũng vừa cô đọng, súc tích

Tên = Loại sản phẩm + thương hiệu + mã sản phẩm + công năng/tính chất/đặc trưng/đối tượng/phân loại …

2: Điều hướng đánh giá: Nhà Bán Hàng có thể tăng hiển thị sản phẩm bằng cách chủ động tăng lượt xem cũng như chất lượng đánh giá. Bạn không nên chỉ chờ Khách Hàng đánh giá mà nên tạo kịch bản riêng cho gian hàng của mình.

Nhà Bán Hàng nên nghiên cứu gian hàng đối thủ, đọc đánh giá về các sản phẩm tương tự để cải thiện điểm nhấn trong Mô tả sản phẩm. Sau đó, Khách Hàng sẽ có xu hướng đánh giá dựa trên những đặc điểm nổi bật của sản phẩm trong gian hàng của bạn, từ đó những Khách Hàng khác sẽ dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn.

công cụ 2

Khi trả lời đánh giá, Nhà Bán Hàng không nên chỉ cảm ơn mà cần giới thiệu những ưu đãi khi Khách Hàng tiếp tục mua sản phẩm khác, hoặc giới thiệu khéo léo những sản phẩm tiềm năng có thể đi kèm. Những câu trả lời này sẽ vừa làm hài lòng Khách Hàng hiện tại, vừa giúp Khách Hàng tiềm năng không còn lăn tăn khi chọn sản phẩm của bạn.

3: Điều hướng câu hỏi: 90% Nhà Bán Hàng sẽ bỏ qua bước này. Cũng như đánh giá, bạn cần nghiên cứu đối thủ, cố gắng giải quyết được tất cả những khó khăn, thắc mắc của Khách Hàng gặp phải khi mua sản phẩm tương tự ở gian hàng khác. Bạn thực hiện bước này càng kỹ, tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng cao, Nhà Bán Hàng sẽ càng nhẹ nhàng hơn trong khâu chăm sóc Khách Hàng.

công cụ 3

4: Đầy đủ thông tin: Bạn nên bổ sung các thông tin mà Khách Hàng cần chứ không chỉ dừng lại ở những thông tin bắt buộc. Nhà Bán Hàng điền càng chi tiết bao nhiêu, sản phẩm của bạn sẽ càng dễ hiển thị trong các bộ lọc sâu của sàn.

5: Video và hình ảnh: Phần lớn mọi người sẽ cầu toàn ở bước này này. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, sản phẩm ngoại trừ đẹp còn phải đơn giản và chân thật. Hình ảnh đẹp sẽ tạo lợi thế nhưng đồng thời cũng có thể ảnh hưởng tới tiến độ ra mắt của sản phẩm. Hãy thử thay đổi góc ảnh, bố cục và thông tin mô tả trên ảnh, Khách Hàng sẽ là người trả lời kết quả cho bạn.

Khi sản phẩm của bạn đã thỏa mãn các tiêu chí trên, Nhà Bán Hàng bắt đầu cần phải quan tâm đến lượt bán thực tế chất lượng. Đây là lúc bạn cần tối đa hóa khai thác các công cụ của Lazada:

  • Sử dụng tin nhắn hàng loạt: Gửi tin nhắn cho Khách Hàng cũ kèm MGG sock để họ đánh giá sản phẩm mới của bạn, đừng chỉ luôn cố gắng tìm Khách Hàng mới và quên mất Khách Hàng cũ 
  • Tham gia các chương trình Khuyến mãi của Lazada. Hiện tại Lazada có các chương trình lớn trong tháng: ngày đôi, sale xả hàng, lương về, ngày của ngành hàng … Bạn nên kết hợp với các sản phẩm để tạo thành combo, giúp tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia các trình. Nhà Bán Hàng cũng có thể chia nhỏ gói sản phẩm để tham gia vào các deal dưới 49 ngàn.
  • Tham gia Flash Sale cho sản phẩm mới: Sản phẩm cũ cần có những yêu cầu khắc khe để được duyệt, nhưng Flash Sale cho sản phẩm mới thì lại khác. Nhà Bán Hàng có thể dễ dàng đăng ký tham gia mà không phải chịu nhiều ràng buộc. Các bạn cũng tuyệt đối đừng cho vào Flash Sale nếu sản phẩm đó trong 30 ngày không có lượt bán nào.
  • Tăng hiển thị bằng cách đẩy sản phẩm: Đẩy sản phẩm là công cụ miễn phí mà Nhà Bán Hàng có thể tận dụng. Nhớ theo dõi và tối ưu sau mỗi 24 giờ. Nếu sản ohẩm không được hiển thị thì nên thay thế để tránh lãng phí.
  • Tài trợ hiển thị sản phẩm: Nhà Bán Hàng có thể chủ động phân phối sản phẩm mới tới Khách Hàng bằng giá thầu (áp dụng đầu thầu thủ công thay vì tự động trong giai đoạn sản phẩm mới).

Trong quá trình xây dựng sản phẩm mới, mục tiêu của mình không phải là LN và GMV mà làm sao để sản phẩm có nhiều lượt bán nhất có thể. Khi bạn có lượt bán tốt đồng nghĩa với việc bạn có nhiều đánh giá và phản hồi để điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp. Nếu bạn muốn kinh doanh lâu dài thì việc điều chỉnh này rất quan trọng.

Khác với Khách Hàng, hệ thống AI của sàn chỉ ghi nhận chỉ số bán hàng. Nếu sản phẩm không tốt lắm nhưng lại lại được đưa vào thị trường và phát triển nhanh chóng, Lazada lại tiếp tục đề xuất sản phẩm đó. Điều này sẽ khiến cho gian hàng của bạn bị đánh giá thấp và bạn luôn phải lo xử lý sự cố do sản phẩm kém chất lượng gây nên.

Gian hàng của mình từng tốn hàng chục triệu để ra mắt 1 sản phẩm trà sữa gói và phải bỏ vì sản phẩm không hơp vị thị trường. Sản phẩm này không có chứa các hương liệu quen thuộc như trà sữa bán ở tiệm nên không được đón nhận. Khi tìm hiểu thêm thì mình nhận thấy Nestle cũng gặp tình trạng tương tự. Vì thế, Nhà Bán Hàng nên nghiên cứu và điều chỉnh để phù hợp với thị trường.

  • Ngoài các công cụ nội sàn, Nhà Bán Hàng cũng cần quan tâm ngoại sàn. Tiktok và group cộng đồng trên facebook là 2 kênh chính sẽ giúp Nhà Bán Hàng nhanh chóng đưa sản phẩm vào thị trường.
  • Thiết kế gian hàng: Hiện tại thiết kế gian hàng có riêng một tab cho sản phẩm mới, tất cả sản phẩm mới phải được đưa vào tab này và có banner truyền thông để giới thiệu thêm về sản phẩm.
  • Banner trang sản phẩm: Đây là 1 công cụ mình đánh giá là quyền lực nhất trong các công cụ bổ trợ để kéo traffic cho sản phẩm mới.
  • Combo sản phẩm: Sản phẩm mới phải đươc ghép combo với các sản phẩm chủ lực đang có trước đó để tăng traffic cũng như khả năng bán chéo từ các sản phẩm chủ lực cũ về sản phẩm mới.
  • Affiliate Shop: Gói affiliate có mức tối thiểu là 4% áp dụng toàn shop, tuy nhiên sản phẩm mới cần có mức triết khấu cao hơn để tăng khả năng hiển thị, banner của affiliate phải có ảnh sản phẩm mới và tập trung mô tả giới thiệu.

3: Giai đoạn tăng trưởng.

Đây là lúc bạn cần phải sử dụng toàn bộ nội lực của doanh nghiệp để tập trung khai tác tối đa hiệu quả có được từ các sản phẩm đang trên đà phát triển.

Trong giai đoạn này, sản phẩm mới của bạn có thể chưa phải là sản phẩm có GMV cao nhất nhưng sẽ là 1 trong các sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận và tiềm năng tăng trưởng cao. Một số phương pháp NBH có thể áp dụng trong giai đoạn này để khai thác tối đa lợi thế sản phẩm của mình.

4: Giai Đoạn Suy Thoái Nhà Bán Hàng hầu hết sẽ không lường trước được thời điểm sản phẩm có thể suy thoái, thậm chí không chấp nhận được sản phẩm đã dày công nghiên cứu đầu tư và từng có sức bán vô cùng khủng khiếp của mình không còn được thị trường đón nhận. Sau đây là một số phương án NBH nên áp dụng trong giai đoạn này.

công cụ 4

Độc giả có thể tìm đọc thêm bài viết trong chuỗi nội dung #Góc_Nhìn_E-Commerce và những chia sẻ thú vị khác từ NBH Lazada tại đây.

 

Bài viết trước

Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cùng công cụ khuyến mãi giảm giá bằng xu

Bài viết sau

Bán hàng trên sàn TMĐT - 9X kiếm trăm triệu mỗi tháng

Bài viết liên quan