Đại sứ NBH Lazada: Đặc sản địa phương & thủ công mỹ nghệ lên sàn TMĐT sao cho hiệu quả?

Thay đổi tư duy và chọn đúng sản phẩm là bí quyết sống còn để doanh nghiệp truyền thống đạt được thành công trên sàn TMĐT

Anh Nguyễn Xuân Thành –Đại sứ NBH Lazada đã tham gia 2 buổi chia sẻ tư vấn kinh nghiệm bán hàng trực tuyến cho các chủ doanh nghiệp và hộ kinh doanh gia đình và chủ thể sản xuất OCOP tại Hà Nội:

  • Tọa đàm “Nâng cao năng lực phát triển TMĐT cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế số” vào ngày 4/11 
  • Hội nghị “Tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại, phát triển kênh phân phối hiện đại trên nền tảng số” vào ngày 14/10 

Góp phần trang bị kỹ năng cho các SME chuyển đổi số

Hai buổi hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương (IDEA), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HANOISME) lần lượt bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho chủ doanh nghiệp truyền thống đang chuẩn bị chiến lược “chuyển đổi số” để mở rộng phân phối, kinh doanh trên môi trường Thương mại điện tử.

bí quyết bán hàng thành công (1)
Anh Nguyễn Xuân Thành chia sẻ kinh nghiệm với các chủ doanh nghiệp gốm sứ & mây tre đan Việt Nam

Tham dự 2 buổi hội thảo có Lãnh đạo đại diện các Hiệp hội ngành hàng, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương cùng đại diện gần 200 doanh nghiệp, chủ thể sản xuất OCOP và thủ công mỹ nghệ tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

bí quyết bán hàng thành công (2)
Hội nghị “Tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại, phát triển kênh phân phối hiện đại trên nền tảng số”
bí quyết bán hàng thành công (2)
Tọa đàm “Nâng cao năng lực phát triển TMĐT cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế số”

Trong làn sóng chuyển đổi số đang lan rộng như hiện nay, việc nâng cao kỹ năng, kiến thức cho các doanh nghiệp, chủ thể OCOP (One Commune One Product –  Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Chính phủ phê duyệt) tại các địa phương được xem là nhiệm vụ quan trọng. Bởi đây được xem là yếu tố không thể thiếu, giúp doanh nghiệp làm quen với hành vi mua sắm 4.0 hoàn toàn khác biệt, cũng như nắm vững cơ chế vận hành của các sàn Thương mại điện tử, môi trường số để chuyển đổi số thành công.

Với tinh thần đó, tại 2 buổi hội thảo, đại diện từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cùng các chuyên gia kinh doanh trên các nền tảng TMĐT đã lần lượt chia sẻ nhiều nội dung quan trọng từ chính sách phát triển lĩnh vực kinh tế số, hỗ trợ doanh nghiệp cho đến những kinh nghiệm thực tiễn khi vận hành kinh doanh trên các sàn TMĐT.

Chia sẻ về kỹ năng tổ chức, phân phối hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, anh Nguyễn Xuân Thành – Đại sứ Nhà bán hàng Lazada nhấn mạnh: “Kỹ năng phân phối trên môi trường thương mại truyền thống khác nhiều so với kinh doanh trên môi trường trực tuyến, trên thương mại điện tử. Do đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã OCOP cần có sự tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc đối với các mô hình bán hàng trên thương mại điện tử. Ngoài ra, chúng ta cũng nên gắn kết các kênh phân phối với nhau, có sự tương tác và hỗ trợ cho nhau từ các hoạt động offline, bán hàng offline và các sự kiện Online, bán hàng online… theo mô hình Omni channel.”

bí quyết bán hàng thành công (3)
Anh Nguyễn Xuân Thành chia sẻ tổng quan về cách vận hàng gian hàng trên Lazada

Riêng đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đặc sản truyền thống, anh Thành bộc bạch: “Mặc dù rủi ro bán hàng trên sàn TMĐT là thấp nhất trong các hình thức kinh doanh, nhưng chi phí bỏ ra để có được một khách hàng đầu tiên thì vẫn khá đắt. Đây là điều ít sàn TMĐT nào dám thừa nhận. Do đó, để thành công trên nền tảng này, các chủ doanh nghiệp cần sự thay đổi lớn về mặt tư duy và chiến lược lựa chọn sản phẩm.

Chiến lược chọn sản phẩm để chuyển đổi số thành công

Theo các nghiên cứu mới nhất, 80% số người Việt trong độ tuổi đi làm là người tiêu dùng số, có nghĩa là thị trường TMĐT VN có khoảng 60 triệu khách hàng. Một lượng lớn trong số đó nằm ở độ tuổi 18-35, là nhóm khách hàng được anh Nguyễn Xuân Thành khuyên các doanh nghiệp hướng tới. Một số tiêu chí lựa chọn sản phẩm được anh Thành đề xuất như sau:

Thứ nhất, các sản phẩm phải mang tính trẻ, hợp thời và có tính sử dụng cao. Các sản phẩm bình sành sứ có kích thước lớn và họa tiết cổ điển sẽ khó lọt vào mắt khách hàng trên sàn TMĐT. Việc thu nhỏ kích thước và điều chỉnh thiết kế là điều hoàn toàn trong khả năng của các nhà sản xuất với nền sản xuất có sẵn.

Thứ hai, các sản phẩm mang tính kết hợp cao hoặc độc đáo. Nhóm khách hàng rất ưa thích các sản phẩm có thể “mix and match” (phối – kết hợp), hoặc bổ sung thêm để trở thành các bộ sưu tập. Ngoài ra, các làng nghề có thể học tập các bộ cốc chén giới hạn thường gây sốt trong giới trẻ như một số thương hiệu cà phê nổi tiếng đã làm.

Thứ ba, nhỏ-nhẹ-dễ vận chuyển. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ khá đa dạng và hình thức, chất liệu. Tuy nhiên xu hướng người tiêu dùng trẻ ưa chuộng những sản phẩm có tính cơ động cao. Điều này cũng giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển và hỏng hóc cho bên bán.

Thứ tư, mức giá đề xuất chỉ nên từ 200-500 ngàn đồng. Đây được cho là phân khúc giá dễ tiếp cận và sẽ nâng cao được số lượng bán hàng của nhà kinh doanh trên sàn TMĐT.

bí quyết bán hàng thành công (4)
Tác phẩm khắc gỗ con trâu của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Ảnh: Hanoimoi)

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các mặt hàng nông sản Việt đang từng bước được đưa lên các sàn TMĐT để tiếp cận với nhiều khách hàng trong nước hơn. Như năm 2021, vải thiều Bắc Giang đã lần đầu lên các sàn TMĐT, nhận được gần 1 triệu đơn đặt hàng và tiêu thụ khoảng trên 8.000 tấn vải tươi.

Nhắc đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ, người ta thường chỉ nghĩ đến các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Thế nhưng, thị trường trong nước cực kì tiềm năng vẫn đang bị bỏ ngỏ bởi thiếu những cách tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi một nỗ lực đổi mới và phương thức kinh doanh mạnh mẽ hơn nữa từ các làng nghề truyền thống.

Làng nghề nước ta đã có nền tảng vững chắc. Chính sách từ trên xuống cũng đang rất hỗ trợ. Đây chính là thời điểm nên tận dụng TMĐT để cộng hưởng nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của thủ công mỹ nghệ Việt trên nền tảng số”, anh Thành đại diện nhà bán hàng Lazada cho biết.

Mời đón đọc những chia sẻ mới nhất của anh Nguyễn Xuân Thành – Đại sứ Nhà bán hàng Lazada tại đây. 

Theo Báo doanhnghiephoinhap.vn & Tạp chí markettimes.vn

Bài viết trước

Thương hiệu Việt đẩy mạnh kinh doanh online dịp cuối năm

Bài viết sau
11.11

[Sale bom tấn 11.11] Tạm khóa các chức năng trên Seller Center & thời gian xử lý đơn trong chiến dịch

Bài viết liên quan