Cạnh tranh kinh doanh TMĐT: không có gì mới dưới mặt trời

Cạnh tranh trong kinh doanh là điều tất yếu và nền tảng như Lazada đã giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn khi tình hình dịch bệnh đang xảy ra.

Góc nhìn về cạnh tranh kinh doanh của anh Nguyễn Hữu Toàn – Giảng Viên Học Viện Lazada.

Tôi muốn mượn một câu nói nổi tiếng của nhà triết học người Ý – Umberto Eco để nói về Kinh Doanh TMĐT qua góc nhìn cá nhân. 

Bài viết này tôi chia sẻ những điều mình đã trải qua trong suốt quá trình đi làm và kinh doanh cho tới hiện tại và tôi tin rằng hơn 28,000 thành viên trong Cộng đồng Nhà Bán Hàng (NBH) Lazada cũng đang đối diện mỗi ngày. 

kinh doanh 1

Anh Nguyễn Hữu Toàn – GV Học Viện Lazada

Cảm ơn Lazada 

Mở đầu, tôi xin cảm ơn Lazada. Sẽ rất tệ nếu chúng ta không bắt đầu bằng việc kinh doanh trên TMĐT thì chắc có lẽ sau 2 năm COVID kéo dài ắt hẳn sẽ rất khó khăn. Chính nền tảng như Lazada đã giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, thậm chí còn “tăng trưởng nghịch” khi tình hình dịch bệnh đang xảy ra. Vì tất cả những sự tốt đẹp đó một lần nữa tôi gửi lời cảm ơn tới Lazada. Phần còn lại của bài viết, tôi sẽ chia sẻ những điều mình tâm đắc về việc thoát bẫy “cạnh tranh” trong kinh doanh.

Cạnh tranh là tất yếu

“Nơi nào có tiền, nơi đó có cạnh tranh”. Khái niệm cạnh tranh cũng đã tồn tại rất lâu chứ không phải bây giờ mới có. Do vậy, trước khi kinh doanh hãy luôn chuẩn bị tâm thế này để không “ngỡ ngàng, ngơ ngác rồi bật ngửa”. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong kinh doanh mà chúng ta bắt buộc phải vượt qua để tiến về phía trước.

kinh doanh 2

Xây dựng lợi thế cạnh tranh

Cạnh tranh sẽ bị “triệt tiêu” nếu chúng ta xây dựng và duy trì được lợi thế kinh doanh. Có rất nhiều lợi thế và trong phần này tôi muốn đề cập tới, nhưng quan trọng và bền vững hơn cả đó, theo tôi, xuất phát từ sản phẩm. Mọi đơn hàng phát sinh đều từ sản phẩm thì việc lấy sản phẩm làm trung tâm để hoàn thiện và phát triển sẽ giúp chúng ta dễ dàng ra quyết định.

Tôi tạm chia hành trình của sản phẩm làm 2 đoạn để tiện theo dõi:

Đoạn 1: Từ kho của NBH tới tay người dùng. Đây là khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. Giai đoạn này chúng ta buộc phải đặt mình vào sự cạnh tranh gay gắt về rất nhiều yếu tố, bao gồm cả khả năng hiển thị, tiếp cận khách hàng và giá cả sản phẩm… Vòng xoáy này rất lớn và lôi cuốn chúng ta vào cuộc. 

Đoạn 2: Từ kho của nhà sản xuất tới kho của NBH. Giai đoạn này theo tôi còn quan trọng hơn rất nhiều lần. Vì đây là lúc NBH có thể tranh thủ xây dựng lợi thế về sản phẩm và giá cả. Vì khi ấy, người dùng và đối thủ đều không nhìn thấy, mà chỉ có bạn và đối tác biết mà thôi. Như vậy việc tập trung tối ưu giai đoạn này sẽ giúp NBH “dễ thở” hơn khi sản phẩm bước vào lưu thông và đảm bảo vững chắc lợi thế cạnh tranh.

Một số kinh nghiệm hay bạn có thể áp dụng để thỏa thuận với Nhà cung cấp, tăng lợi thế cạnh tranh. Việc trả giá là rất khó đối với những NBH quy mô nhỏ, thậm chí trung bình. Thế nhưng, thay vì trả giá, bạn có thể thỏa thuận theo hình thức tặng thêm.

Nguyên tắc này cũng giống như khi bán sản phẩm cho khách hàng: Việc giảm giá sản phẩm là rất khó nhưng những chương trình khuyến mãi tặng kèm hay hỗ trợ sản phẩm thì lại rất dễ và thu hút.

Suy cho cùng thì sản phẩm của đối tác được bán lấy tiền (lúc này, tiền quý hơn sản phẩm), chúng ta dùng tiền mua sản phẩm (với chúng ta, sản phẩm quý hơn tiền). Chỉ cần tránh đề tiền đối đầu với tiền là chúng ta có thỏa thuận thành công. Từ ví dụ đơn giản này các bạn có thể nghĩ thêm để xây dựng lợi thế cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi ích hợp tác có lợi và lâu dài. Kinh doanh có nhiều điều thú vị hơn nhiều chứ đâu phải lúc nào cũng đòi giảm giá phải không nào.

kinh doanh 3

Tôn trọng trong kinh doanh

Trong kinh doanh, việc cạnh tranh luôn tồn tại nhưng trên hết hãy biết tôn trọng nhau. Cạnh tranh bằng “năng lực” chứ không phải cạnh bằng “phá hoại” lẫn nhau. Tâm thế tôn trọng nhà cung cấp, khách hàng và cả đối thủ sẽ giúp chúng ta khắc phục sự yếu kém của bản thân, tăng lợi thế cạnh tranh và cải thiện tình hình kinh doanh.

Tuyệt đối, đừng phí công sức và thời gian vào việc báo cáo xấu, click ảo, đánh giá xấu với mục đích gây thiệt hại cho nhau. Hãy kinh doanh công bằng và lành mạnh.

Tinh giản mô hình

Việc kinh doanh tính bằng năm và chục năm, chứ không đo bằng ngày hay tháng. Do đó, không lý do gì chúng ta phải “gánh vác” những điều phức tạp hàng thập niên cả. Hãy nghĩ về việc tinh gọn hóa cách vận hành và tập trung vào những điều đơn giản nhất có thể. Vậy, điều gì là đơn giản nhất?

kinh doanh 4

Ví dụ, muốn bán được hàng thì sản phẩm của bạn cần hiển thị trước mặt khách hàng khi họ cần. Lịch sử TMĐT của những nước phát triển thì quảng bá nội sàn là nguồn thu chính chứ không phải là hoa hồng. Như vậy, xác định trọng tâm là ngân sách dành cho quảng bá tiếp cận khách nội sàn là quan trọng nhất trong số những điều “trong quạn” khác cần làm.

Thêm một ví dụ nữa để làm rõ về quan điểm mô hình đơn giản. Khách hàng muốn mua được giá tốt thì cần sưu tầm mã giảm giá, chọn nơi bán có hỗ trợ ship, tìm kiếm các khuyến mại… mục tiêu là để chi trả thấp nhất cho món hàng họ cần mua.

Vậy, nếu theo trường phái đơn giản thì bạn có thể đẩy thẳng việc này vào giá bán tốt nhất, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và công sức “chạy đua” với các chương trình khuyến mãi. Khi ấy, khuyến mãi chỉ là để kích thích sự quan tâm của người mua, chứ không là tác nhân trọng tâm ảnh hưởng đến kinh doanh của bạn.

Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ từ góc nhìn cá nhân hy vọng khi đọc xong bài viết, bạn có thể tìm thấy chính mình ở trong đó. Tất nhiên đây đều là những điều không mới dưới ánh mặt trời! Hơn bao giờ hết, khi kinh doanh, hãy để lại một điều tốt đẹp!

Về Anh Nguyễn Hữu Toàn

Anh Nguyễn Hữu Toàn là NBH xuất sắc và cũng là “Giảng Viên Truyền Cảm Hứng” của Học Viện Lazada năm 2021. Anh có kinh nghiệm 14 năm trong nhiều vai trò khác nhau: marketing sản phẩm game và online payment, quảng cáo ngân sách lớn và phát triển đội ngũ bán hàng trên Facebook… Anh đặc biệt am tường lĩnh vực TMĐT với kiến thức sâu sắc về lĩnh vực “big data.

Về Học Viện Lazada

Học Viện Lazada được thành lập vào năm 2016, với sứ mệnh đào tạo kinh doanh chuyên nghiệp, hỗ trợ NBH trên Lazada làm chủ công cụ TMĐT và kinh doanh thành công. Trải qua hành trình phát triển, Học Viện Lazada trở thành “kho tàng” kiến thức về TMĐT với 38 giảng viên dày dạn kinh nghiệm, cung cấp hơn 60 chủ đề đào tạo và thu hút hơn 43.000 lượt NBH tham gia theo học. Để đăng ký tham gia các khóa học và theo dõi livestream hàng tuần của Học Viện Lazada, bạn vui lòng truy cập: https://university.lazada.vn

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký subscribe kênh Youtube Học viện Lazada Việt Nam để có kho tài liệu và video tóm tắt các bài học tại kinh doanh lý thú: https://www.youtube.com/c/HọcViệnLazadaViệtNam

Bài viết trước

Thị trường kinh doanh xanh hay đỏ? – Lối đi khi bị chững lại

Bài viết sau

Lazada Seller Club chào sân Đà Nẵng: Đăng ký tham gia ngay!

Bài viết liên quan