Bán hàng trên Lazada: Gen Z thu nhập trăm triệu mỗi tháng

Nhờ những nhà bán hàng tiền nhiệm và tiếp sức của sàn thương mại điện tử (TMĐT) Lazada, chủ thương hiệu Typhoon Mart thu được trăm triệu đồng/tháng giữa dịch.

Với những nhà bán hàng, giữa đại dịch Covid-19, Lazada trao cho họ rất nhiều cơ hội kinh doanh. Trong số đó, nền tảng này đã mở ra bước ngoặt lớn trong việc kinh doanh của Gia Huấn (tên thật Trần Văn Huấn, sinh năm 1996, Hà Ni).

Nhờ sự tiếp sức của sàn thương mại điện tử (TMĐT) Lazada và hỗ trợ của người đi trước, ông chủ thương hiệu Typhoon Mart nâng doanh thu từ vài triệu đồng/ngày lên hàng chục triệu đồng/ngày, đưa tổng thu nhập cán mốc trăm triệu đồng/tháng trong giai đoạn nền kinh tế lao đao vì dịch bệnh.

Kinh doanh trực tuyến – hành trình không đơn độc

Dịch bệnh bùng phát năm 2020 khiến Gia Huấn nhận ra cơ hội việc làm của anh trong ngành du lịch bị đóng băng. Ở thời điểm then chốt, anh quyết định rẽ hướng sang kinh doanh trực tuyến – công việc không bó buộc ở văn phòng 8 tiếng/ngày.

Tại thời điểm cả nước lao đao vì Covid-19, gian hàng Typhoon Mart của Gia Huấn – chuyên kinh doanh các mặt hàng nhà cửa và đời sống – âm thầm gia nhập Lazada. Biết tới TMĐT chưa đầy 1 năm, không có nền tảng công nghệ, anh hiểu điều cần thiết nhất lúc này là trau dồi kỹ năng và bổ sung kiến thức ngành.

“Tôi tham gia Học viện Lazada và được anh/chị giảng viên, khách mời chia sẻ kinh nghiệm bán hàng dễ hiểu theo lộ trình từng giai đoạn 1-14 ngày và 15-30 ngày. Trong lộ trình đầu tiên, tôi rút ngắn thời gian còn 1 tuần và nhận kết quả kinh doanh khả quan”, Gia Huấn kể lại.

bán hàng 1

Gia Huấn tham gia Học viện Lazada, Cộng đồng nhà bán hàng để “làm quen” với kinh doanh trực tuyến

Nhớ lại hành trình khởi nghiệp, anh ấn tượng trước sự hỗ trợ từ cộng đồng nhà bán hàng, đội ngũ Lazada và vô vàn nền tảng học kinh doanh trên mạng xã hội – điều mà anh chưa từng được trải nghiệm khi gia nhập các sàn TMĐT khác. Bất cứ lúc nào gặp khó khăn về nhập hàng, số lượng đơn chốt, tham gia gói ưu đãi,… anh tìm sự giúp đỡ từ cộng đồng hoặc đội ngũ Lazada và được giải đáp lập tức.

Giai đoạn gian hàng phát triển quá nhanh, Gia Huấn từng đối mặt bài toán nan giải. Quá trình tham gia Flashsale khiến đơn hàng đổ về ồ ạt, trong khi hàng tồn kho thiếu, mỗi ngày anh nợ khách đến vài trăm đơn mà không có hàng để gửi. Thông qua sự tư vấn từ nhà bán trong cộng đồng và đội ngũ hỗ trợ Lazada, anh nhanh chóng tìm được giải pháp.

“4-5 bạn nhân sự của tôi liên hệ cho khách để hủy đơn, đổi đơn hoặc tìm cách hoàn lại tiền. Nhờ liên hệ kịp thời, khách hàng vui vẻ hủy đơn dẫn đến số lượng đơn tồn vơi nhanh chóng”, anh cho biết.

Bứt phá doanh thu trước thách thức từ đại dịch

Là chủ thương hiệu non trẻ lên sàn trong giai đoạn kinh tế chao đảo, tuy nhiên chiến lược bán hàng của Gia Huấn bài bản không khác nhà bán lâu năm.

“Thông thường, tôi dùng các công cụ trực tuyến để đánh giá mức tiêu thụ sản phẩm và dung lượng thị trường. Khảo sát sản phẩm được các nhà bán hàng quan tâm và kinh doanh trong 90 ngày hoặc so với cùng kỳ năm ngoái, tôi sẽ bán theo”, anh nói.

bán hàng 2

Gia Huấn áp dụng chiến lược bài bản để kinh doanh hiệu quả trong giai đoạn đại dịch.

Theo Gia Huấn, bởi đặc thù của TMĐT và mỗi ngành hàng đều có nhu cầu người dùng và tính cạnh tranh khác nhau, chọn đúng mặt hàng kinh doanh là yếu tố mang tính quyết định để bứt phá doanh thu. Nhận thấy nhu cầu làm đẹp của người dân tăng cao do giãn cách kéo dài, anh quyết định nhập tông đơ về bán. Chiến lược này giúp anh gặt hái quả ngọt giữa làn sóng Covid-19 thứ 2.

“Đưa lên sàn từ tối hôm trước, sáng hôm sau đã ‘nổ đơn’. Từ doanh thu vài triệu đồng/ngày, khi bán thêm tông đơ, doanh thu của tôi tăng vọt và đạt cao điểm hàng chục triệu/ngày. Khi chọn sản phẩm đúng nhu cầu và dung lượng thị trường đủ lớn, lợi nhuận tăng là điều dễ hiểu”, anh nói.

Khởi nghiệp dịp hè trên Lazada không lo lỗ

Hiện anh Gia Huấn sở hữu gian hàng sản phẩm nhà cửa và đời sống với thu nhập ổn định, đồng thời là giảng viên của Học viện Lazada.

“Tôi trưởng thành từ cộng đồng nhà bán hàng, Học viện Lazada nên thấu hiểu khó khăn của người mới. Đó là lý do tôi ‘rút hết vốn liếng’ chia sẻ với mọi người. Tôi nghĩ giảng viên không chỉ hướng dẫn mà còn học hỏi từ nhà bán tân binh”, anh nói.

Với kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh, Gia Huấn trở thành giảng viên của Học viện Lazada.

Dưới góc độ nhà bán, anh nhận định giữa năm là thời điểm thích hợp để khởi nghiệp, nhất là khi Lazada tăng cường trợ lực cho nhà bán hàng trong lễ hội mua sắm 6.6. Sau hai mùa hè liên tiếp “bất động” vì đại dịch Covid-19, giờ đây nhà bán có thể tận dụng tệp khách hàng có nhu cầu săn sale mùa hè trên Lazada, từ đó đón đầu xu hướng bằng cách tung ra mặt hàng làm đẹp và thời trang.

“Khi nhu cầu du lịch tăng cao, các sản phẩm liên quan đến làm đẹp như kem chống nắng, làm trắng da,… hay trang phục du lịch như túi đeo chéo, tất tay, kính râm, mũ,… sẽ được ưa chuộng”, anh nhận định.

Về đường dài, khách hàng có xu hướng mua sắm tăng dần về cuối năm nên lễ hội mua sắm 6.6 là lúc thích hợp đặt “nền móng” kinh doanh từ sớm. Nhà bán hàng nên bắt tay xây dựng gian hàng, tăng nhận diện và phủ sóng thương hiệu từ thời điểm này để có nền tảng vững chắc, sẵn sàng bắt nhịp mùa mua sắm cuối năm.

Là tấm gương khởi nghiệp thành công trên sàn thương mại điện tử nhờ linh hoạt nắm bắt xu hướng, anh Gia Huấn nhận định bí quyết kinh doanh đắc lợi với nhà bán hàng mới chính là học và trau dồi liên tục. “Khởi nghiệp mạo hiểm và khốc liệt, vì thế bạn phải luôn luôn thay đổi, nghiên cứu, tìm tòi để có hướng đi khác biệt. Đây là cách duy nhất tồn tại trong môi trường khắc nghiệt ấy”, anh nói thêm.

Bài viết trước

Tình trạng tắc biên – Nhà bán hàng làm sao đối phó?

Bài viết sau

Tăng trưởng ấn tượng sau ngày đầu Sale Hè 6.6

Bài viết liên quan