Bán hàng TMĐT bao nhiêu đơn thì mới thu lợi nhuận?

Bán hàng trên TMĐT luôn tồn tại nhiều khoản phí nhỏ lẻ. Tuy nhiên, xác định rõ doanh thu, chi phí và thống kê đầy đủ, NBH hoàn toàn có thể quản lý tốt.
Bán hàng

Góc nhìn của anh Trần Lâm – Đại sứ nhà bán hàng Lazada

Bán hàng

Khi kinh doanh trên sàn Thương Mại Điện Tử thì điều đáng sợ nhất là không hiểu mình bán xong sẽ lời hay lỗ, và điều chỉnh như thế nào để có thể có lời.

Ai cũng biết kinh doanh trên sàn thương mại điện tử luôn tồn tại rất nhiều khoản chi phí nhỏ lẻ, rất khó kiểm soát để có lời chủ động. Thậm chí nếu muốn tăng lợi nhuận, nhiều NBH cũng lúng túng khi không biết nên tối ưu phần nào? Tuy nhiên, nếu có phương pháp và thống kê đầy đủ, NBH hoàn toàn có thể quản lý tốt.

Đối với tôi, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là xác định rõ doanh thu và chi phí.

Doanh thu thì đơn giản và được xác định bằng số lượng đơn hàng bán được trong tháng nhân với đơn hàng bình quân.


Đối với chi phí thì có chút phức tạp hơn. Tuy nhiên, NBH có thể phân loại chi phí thành biến phí và định phí cho dễ tính toán.

Biến phí thông thường bao gồm các chi phí biến thiên theo đơn hàng phát sinh khi bán, như:

  • Chi phí sản phẩm: chi phí sản xuất hay nhập hàng. 
  • Chi phí xử lí đóng gói đơn hàng giao cho khách.
  • Chi phí Sàn TMĐT thu: phí hoa hồng và phí thu hộ.
  • Chi phí tài trợ bán hàng trên sàn (hoặc chi phí marketing nội sàn): phí tham gia các chương trình như freeship, voucher, quà tặng, phí giảm giá, tiếp thị liên kết, đầu thầu từ khoá, hoàn tiền…
  • Chi phí marketing ngoại sàn: chi phí booking KOLs, chạy quảng cáo ads, branding…

Định phí là chi phí mình phải trả dù có đơn hàng hay không. Thông thường sẽ có 2 loại chi phí chính:

  • Lương cho nhân sự.
  • Chi phí mặt bằng. 
Bán hàng 1
Biểu mẫu thống kê doanh thu và chi phí để xác định phần trăm lợi nhuận của gian hàng. Lưu ý, số liệu trên bảng này chỉ có tác dụng minh họa, khi lập bảng, NBH cần tính toán kĩ lưỡng theo mức chi phí thực tế phải chịu
Bán hàng 2
Bảng phân tích số lượng hàng hóa để xác định lợi nhuận ròng của gian hàng. Lưu ý, số liệu trên bảng này chỉ có tác dụng minh họa, khi lập bảng, NBH cần tính toán kĩ lưỡng theo mức chi phí thực tế phải chịu
Báng hàng 3
Biểu đồ theo dõi & phân tích lợi nhuận ròng, tổng doanh thu & chi phí theo số lượng hàng bán

Sau khi xác định chi phí, việc quan trọng là NBH cần lên biểu mẫu với công thức tính toán để xác định điểm hòa vốn, từ đó lên chiến lược điều chỉnh để tối ưu hóa lợi nhuận. Nhà bán hàng có thể tham khảo biểu mẫu mà tôi đã lập ra cho riêng gian hàng trên Lazada và download bảng excel chi tiết tại đây.  

Hy vọng nhưng chia sẻ trên đây của tôi có ích đối với các NBH trong hành trình kinh doanh “không lỗ” và đặc biệt là trong kỳ siêu sale 11.11 sắp tới với rất nhiều khoản thu chi và các chương trình khuyến mãi cần phải tham gia. Chúc các NBH thành công.

Mời bạn đọc chuỗi nội dung #Góc_Nhìn_E-Commerce và những chia sẻ thú vị của NBH khác tại đây.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho Siêu Sale 11.11, Nhà Bán Hàng đừng bỏ lỡ “Bản tin tổng hợp về sự kiện “1 ngày sale to” tại đây. 

Về anh Trần Lâm

Anh Trần Lâm là nhà bán hàng TMĐT giàu kinh nghiệm. Năm 2017, anh khởi nghiệm với một xưởng sản xuất tinh dầu, phân phối trên các kênh bán hàng truyền thống. Trong 2 năm sau đó, anh nhanh chóng nắm bắt làn sóng “chuyển đổi số” và xây dựng thành công gian hàng TMĐT của riêng mình. Anh hiện là chủ nhân của thương hiệu tinh dầu thiên nhiên JulyHouse trên Lazada và có thành tích kinh doanh đáng nể.

Không chỉ vậy, anh còn đi đầu trong việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, giúp đỡ những NBH khác tiếp cận TMĐT. Anh cũng được Lazada bầu là Ambassador (đại sứ) vì những cống hiến của mình trong việc xây dựng cộng đồng NBH Lazada[/vc_column_text]

Bài viết trước

Ngành hàng mẹ & bé - đồ chơi: "Bão đơn" siêu sale 11.11 nhờ cập nhật xu hướng nóng hổi này

Bài viết sau

CEO Lazada Việt Nam & Thái Lan chia sẻ chiến lược phát triển trước biến động của dịch covid-19

Bài viết liên quan