3 lưu ý giúp Nhà Bán Hàng vượt 100 đơn hàng mỗi ngày dễ dàng

Là một trong những Nhà Bán Hàng tiềm năng trên Lazada, anh Hoàng sẽ chia sẻ những lưu ý về cách tăng đơn hàng để đạt 3 chữ số mỗi ngày cho các Nhà Bán Hàng.
hàng

Là một trong những Nhà Bán Hàng tiềm năng sở hữu gian hàng có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trên Lazada, anh Hoàng đã có những chia sẻ rất giá trị về cách tăng đơn hàng theo cấp số nhân để chạm mốc 3 chữ số mỗi ngày một cách dễ dàng dành cho các Nhà Bán Hàng.

hàng

Đầu tiên anh chia các Nhà Bán Hàng thành 3 nhóm Beginner, Junior, Master theo những tiêu chí sau:

  • Beginner (Người mới bắt đầu): những nhà bán có 0 – 50 đơn / ngày
  • Junior (Người có chút kinh nghiệm): những nhà bán có 100 – 500 đơn / ngày
  • Master (Chuyên gia): những nhà bán có trên 500 đơn / ngày

Nếu các nhà bán đã lên sàn và vận hành gian hàng trên 3 tháng, theo đúng tiến trình phát triển thì lúc này các nhà bán đó đã là Junior, tức là phải có hơn 100 đơn mỗi ngày. Nếu đã kinh doanh hơn 3 tháng nhưng chưa đạt đến ngưỡng đó, các nhà bán cần nhìn nhận lại những vấn đề sau đây:

1. Mức độ thấu hiểu về sàn Lazada:

hàng 1

Nhà bán cần đặt ra cho mình những câu hỏi sao và phải trả lời được nếu muốn vận hành gian hàng trực tuyến của mình một cách hiệu quả.

  • Có những vị trí hiển thị sản phẩm nào?
  • Đặt tiêu đề sao cho đúng cách?
  • Cần tham gia chương trình nào để có thêm lượt truy cập?
  • Sử dụng các công cụ của sàn thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
  • Cách sử dụng mã giảm giá?
  • Đẩy cho sản phẩm gì?
  • Cách ghép combo linh hoạt sao cho hiệu quả? 
  • Khi chiến dịch mới bắt đầu nhà bán nên dùng chương trình của sàn cung cấp hay của shop sẽ hiệu quả hơn ?

Đó là những giả định khi nhà bán đã chọn đúng thị trường có volume (tiềm năng) lớn, vì có những nhà bán đã trả lời hết được những câu hỏi trên nhưng vì sản phẩm quá ngách, quá ít nhu cầu, ít lượt mua, trong khi họ cũng không giỏi kéo traffic ngoại sàn thế nên điều họ cần làm lúc này là chọn lại sản phẩm tiềm năng hơn.

Nói đến việc lựa chọn sản sản phẩm có tiềm năng, có nhiều ý kiến cho rằng sản phẩm càng được ưa chuộng sẽ quá phổ biến và có tỷ lệ cạnh tranh cao, lúc này nhà bán cần làm gì? Câu trả lời là nếu nhà bán không có lợi thế cạnh tranh thì cách tốt nhất là tránh xa ngành hoặc sản phẩm đó ra, nếu không dù lựa chọn nhóm sản phẩm nào để kinh doanh thì trước hết bạn phải có lợi thế riêng để cạnh tranh với những đối thủ hiện tại.

2. Mức độ thấu hiểu về khách hàng:

Sau khi nhà bán xác định được mức độ thấu hiểu về sàn của mình và đã lựa chọn được ngành hàng, sản phẩm phù hợp, bước tiếp theo là sẽ liên quan đến tệp khách hàng.  

Tương tự như vậy nếu trả lời hết được những câu hỏi dưới đây chứng minh nhà bán đã có một cái nhìn sâu sắc về khách hàng và hành trình mua hàng của họ.

  • Cách người mua tìm thấy sản phẩm của bạn? 
  • Họ tìm thấy bạn thông qua những từ khóa gì?  
  • Số lượng sản phẩm mỗi lần mua của họ? 
  • Lí do khiến họ đưa ra quyết định mua hàng: mua vì thích, vì thấy giá tốt, hay mua vì nhu cầu sử dụng?
  • Khách hàng hay mua kèm với sản phẩm nào?
  • Họ có yêu cầu được sử dụng thử trước khi mua với số lượng nhiều không? 
  • Chính sách bảo hành hay sự tiện lợi là điều họ quan tâm khi mua sắm? 

Với những câu hỏi ở phần 2 này nếu các nhà bán cũng trả lời được thì những câu hỏi ở phần 1 cũng có lời giải đáp hợp lý.

Ví dụ: Đáp án của câu hỏiKhách hàng hay mua kèm với sản phẩm nào” sẽ cho chúng ta biết cách ghép combo linh hoạt sao cho hiệu quả.

Điều quan trọng nhất là các nhà bán phải cực kỳ hiểu về nhóm khách hàng mình đang phục vụ, cũng như kênh mà mình đang bán thì mới tìm được giải pháp phát triển trên kênh đó.

Ví dụ: Vì sao vào mùa lạnh rất khó để bán kem? Câu trả lời là vì khi ăn kem trong mùa lạnh rất dễ bị ê buốt răng (hiểu khách hàng), vì thế 1 dòng sản phẩm là kem con cá đã ra đời (bên ngoài là bánh xốp, bên trong là kem) giúp khách hàng khi ăn sẽ không bị ê buốt răng, thế là vẫn bán hàng được.

hàng 2
Ảnh minh họa: Kem cá thương hiệu Celano

3. Biết mình biết người:

Đối với các sản phẩm không ai bán trên sàn chưa chắc sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các nhà bán vì có thể là không ai muốn bán nó. Nhưng đối với 1 sản phẩm khi mình không bán được, nhưng người khác lại bán được rất nhiều thì các nhà bán cần làm những điều sau.

  • So sánh giá giữa bạn và họ, nếu giá sản phẩm của bạn tốt hơn thì +1 điểm cho mình, ngược lại nếu giá họ tốt hơn thì +1 điểm cho họ.
  • Ảnh bìa gian hàng của bạn có gì khác với các gian hàng tương tự? Nếu chưa có gì khác biệt bạn cần trở lại phần thấu hiểu khách hàng xem họ quan tâm điều gì, bạn có thu hút họ bằng những điều đó trên ảnh bìa chưa ?
  • Lorikeet – công cụ của Lazada cho phép tạo ra những infographic hấp dẫn đã được họ tận dụng thế nào? Lorikeet gian hàng của bạn có điểm gì nổi trội hơn không? Nếu bạn tốt hơn thì +1 cho mình, ngược lại nếu họ tốt hơn thì +1 cho họ.
  • Số lượng review của họ có vượt trội hơn gian bạn không? Khách hàng của họ đã khen những gì về sản phẩm, chưa hài lòng ở đâu và bạn có thể cải tiến gì dựa vào review đó?
  • Gian hàng họ trang trí như thế nào? Bố cục sản phẩm bày trí ra sao, khung giá sản phẩm của họ trải từ bao nhiêu đến bao nhiêu? Sản phẩm nào là phễu, sản phẩm nào là chính, sản phẩm nào thuộc phân khúc giá cao ?

Từ những đánh giá sơ bộ trên nhà bán hãy liệt kê ra những thay đổi cần thực hiện với sản phẩm, gian hàng và với sàn là gì? Nếu có điều gì chưa hiểu rõ các nhà bán có thể xem lại chi tiết hơn qua những bài giảng của Học Viện Lazada, xem tại đây.

Hãy nhớ rằng, chỉ cần có 1 sự lựa chọn đúng đắn, cộng thêm hành động quyết liệt, bạn chắc chắn sẽ thành công. “Work hard in silence, let your success be your noise” là câu nói truyền động lực mình yêu thích nhất.

Mời bạn tìm đọc thêm những chia sẻ thú vị khác của đội ngũ Nhà Bán Hàng chuyên gia tại đây. [/vc_column_text]

Về anh Phạm Minh Hoàng Tránh dễ chọn khó, anh bắt đầu khởi nghiệp bằng tinh thần dám thử, dám làm và quyết tâm học hỏi. Hiện tại anh là một trong những Nhà Bán Hàng tiềm năng sở hữu gian hàng có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trên Lazada. Từng là lập trình viên, anh Hoàng đã từ bỏ công việc gắn bó hơn 7 năm và công ty khởi nghiệp được 3 năm vì gặp khó khăn khi dịch bệnh hoành hành. Đó là lúc anh thử thách bản thân ở một lĩnh vực khác bằng việc kinh doanh trên các nền tảng Thương mại điện tử.

[/vc_column][/vc_row]
hàng 3
hàng 4
Bài viết trước

Tường thuật sự kiện giao lưu đầu tiên của năm 2022 - Cơ hội để nói lời yêu và gắn kết cùng cộng đồng Nhà Bán Hàng

Bài viết sau
Online 1

Giao tiếp online trở nên thu hút và thuyết phục như offline

Bài viết liên quan